Hướng dẫn chứng minh tài chính du học Hàn Quốc

Việc chứng minh tài chính du học Hàn Quốc ngày càng trở lên khắt khe vì số người Việt Nam trốn ở lại Hàn Quốc theo đường du học tăng cao. Một trong những yêu cầu khó khăn nhất của chứng minh tài chính du học Hàn Quốc là sổ tiết kiệm của bạn phải gửi trước thời gian nộp hồ sơ ít nhất 06 tháng. Tuy nhiên, ĐSQ không quy định loại tiền gửi. Người đứng tên trên sổ có thể là phụ huynh học du học sinh hoặc chính du học sinh

Quy định của trường học và Đại sứ quán
1. Trường học:
– Số tiền cần chứng minh: ≥ 10.000 USD
– Hồ sơ cần nộp:
+Giấy xác nhận số dư tiền gửi (bản chính hoặc bản scan tùy từng trường)
+ Sổ tiết kiệm (bản sao có công chứng của ngân hàng hoặc bản scan tùy từng trường)

2. Đại sứ quán:

– Số tiền cần chứng minh:

+ Đối với du hoc Đại học tự túc và học tiếng: ≥ 5.000 USD và đã gửi ở ngân hàng cách thời điểm xin Visa ít nhất 6 tháng (Lưu ý: Từ 1/9/2016, số tiềncần chứng minh là ≥ 9.000 USD)

+ Đối với du học đại học, thạc sỹ, tiến sỹ có học bổng: ≥ 20.000 USD

* Trường hợp nhận được học bổng 100%: không cần chứng minh tài chính

* Trường hợp nhận được học bổng bán phần mà học bổng > 50% tổng chi phí học phí và sinh hoạt phí thì phải chứng minh thêm về khả năng tàichính (sổ tiết kiệm)

* Trường hợp nhận được học bổng bán phần mà học bổng < 50% tổng chi phí học phí và sinh hoạt phí thì cần chứng minh tài chính tương tự trường hợp xin visa du học tự túc

+ Đối với trường hợp du học theo chương trình trao đổi của 2 trường đại học Việt Nam – Hàn Quốc

* Nếu học sinh phải chi trả hơn 50%-100% tiền học phí và sinh hoạt phí trong quá trình trao đổi: cần chứng minh có sổ 5.000USSD và đã gửi ở ngânhàng cách thời điểm xin visa ít nhất 3 tháng, (không cần lùi 6 tháng)

* Nếu phần chi trả <50% tổng chi phí học phí và sinh hoạt phí: học sinh chỉ phải chứng minh có sổ tiết kiệm > khoản phải chi trả, thời gian sổ tiết kiệm không cần quá 6 tháng.

– Hồ sơ cần nộp:

+ Giấy xác nhận số dư tiền gửi: 1 bản chính (có ngày cấp giấy xác nhận cách thời điểm nộp hồ sơ xin visa không quá 10 ngày)

+ Sổ tiết kiệm: 1 bản sao + bản gốc

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỨNG MINH?

1.Trường hợp gia đình học sinh có tiền: 

 * Cách 1: Nuôi sổ nếu kịp: Bạn đã có kế hoạch du học từ trước và để chuẩn bị tốt nhất thì bạn nên gửi tiền vào ngân hàng để nuôi cho đủ thời gian theo yêu cầu củatrường/Đại sứ quán.

 – Gửi tiền ở đâu?: Bạn nên gửi vào các ngân hàng lớn, có uy tín ở gần nhà mình nhất theo địa chỉ thường trú trên sổ hộ khẩu như VietinBank, BIDV, AgriBank, VietcomBank… Không nên gửi ở những ngân hàng bé và không dược gửi tiền ở quỹ tín dụng nhân dân hay các tổ chức tài chính khác.

 – Nên gửi bao nhiêu tiền và gửi tất vào 1 sổ hay gửi chia ra làm nhiều sổ? Bạn có thể gửi tiền VND, USD, EUR… và có giá trị tương đương tối thiểu theo yêu cầu của Trường/Đại sứ quán trở lên, gửi càng nhiều càng tốt vì càng chứng minh được năng lực tài chính của mình mạnh (tuy nhiên còn phải phù hợp với giải trình nguồn thu nhập của bạn nữa nhé). Bạn không nhất thiết phải gửi hết tiền vào 1 sổ, mà có thể chia ra làm nhiều sổ cũng được. Vì không phải gia đình mình lúc nào cũng có 1 số tiền lớn để gửi 1 lúc nên khi nào có bao nhiêu thì gửi ở ngân hàng làm 1 quyển sổ tiết kiệm, miễn là tổng số tiền trên các sổ đủ theo yêu cầu của trường/ĐSQ là OK

– Nên gửi sổ kỳ hạn bao nhiêu? Nên gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, vì bạn gửi sổ ít nhất 6 tháng mới đủ yêu cầu, như vậy sổ của bạn có giá trị trong 6 tháng nữa. Bạn mất thêm từ 1-2 tháng để xin visa nữa. Trường hợp bạn trượt visa thì bạn lại phải mất 3-4 tháng sau mới có thể nộp xin lại visa lần 2, như
vậy khi đó sổ tiết kiệm của bạn vẫn còn kỳ hạn, tránh trường hợp phải nuôi lại sổ tiết kiệm từ đầu.

* Cách 2: Mua sổ nếu không kịp nuôi sổ Nếu nhà bạn có tiền mà ko kịp nuôi sổ, bạn có thể chọn cách mua lại 1 quyển sổ tiết kiệm có giá trị tương đương

2. Trường hợp gia đình học sinh KHÔNG có tiền:

* Cách 1: Nuôi sổ nếu kịp:Về cơ bản, bạn không có tiền, nên ngân hàng sẽ cho bạn vay tiền. Sau đó bạn sẽ dùng chính số tiền đó để mở sổ tiết kiệm. Thực hiện theo cách này bạn sẽ mất các chi phí sau:

– Phí hồ sơ tín dụng: tùy từng ngân hàng, có ngân hàng thu, có ngân hàng không thu và cũng tùy vào từng thời điểm khuyến mại của ngân hàng nữa thông thường phí khoảng 0 – 30.000d.

– Số tiền tối thiểu trong tài khoản: Khi vay tiền, ngân hàng sẽ phải tạo cho bạn 1 tài khoản chuyên dụng để giải ngân số tiền vay vào đó và thông thường các ngân hàng sẽ quy định số tiền tối thiểu phải có trong tài khoản khoảng từ 50.000đ – 100.000đ

– Phí quản lý tài sản bảo đảm: Sau khi được ngân hàng cho vay tiền, bạn sẽ dùng chính số tiền đó để mở sổ tiết kiệm và quyển sổ tiêt kiệm được mở ra này sẽ được dùng làm tài sản bảo đảm cho chính món vay trước của bạn. Và cũng tùy từng ngân hàng, có thể bạn sẽ phải đóng thêm phí quản lý tài sản
đảm bảo nữa. Thông thường phí khoảng từ 0đ – 55.000đ.

– Lãi vay phải trả thực tế: Khi bạn đi vay, bạn phải trả lãi suất tiền vay. Đồng thời, bạn lại mang số tiền đó đi gửi nên bạn được hưởng thêm lãi suất tiền gửi. Nên về bản chất, lãi suất đi vay của bạn đã được giảm trừ đi phần lãi suất tiền gửi, nên cuối cùng lãi vay phải trả của bạn sẽ được tính như sau:

Lãi vay phải trả thực tế = (Lãi suất cho vay – Lãi suất tiền gửi) x số tiền vay (chính là số tiền trên sổ tiết kiệm) x thời gian vay (chính là thời gian tồn tại của sổtiết kiệm)

Lãi vay phải trả thực tế này thường khoảng 2{791fcebf6041f52a8bed80ee1106487a3df897a6c5f3268d67d84f818b0835eb}/năm – 4{791fcebf6041f52a8bed80ee1106487a3df897a6c5f3268d67d84f818b0835eb}/năm (tùy từng ngân hàng)

– Phí chứng minh tài chính: Tùy quy đinh của từng ngân hàng, có ngân hàng không tính theo kiểu lãi vay phải trả thực tế như trên mà tính theo cách khác,cụ thể:

Phí chứng minh tài chính = Mức phí x Số tiền cần chứng minh
Mức phí này thường nằm trong khoảng từ 0,1{791fcebf6041f52a8bed80ee1106487a3df897a6c5f3268d67d84f818b0835eb} – 0,3{791fcebf6041f52a8bed80ee1106487a3df897a6c5f3268d67d84f818b0835eb} (tùy từng ngân hàng)

– Phí lấy giấy xác nhận số dư: Sau khi mở sổ tiết kiệm xong, theo yêu cầu của bạn, ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn giấy xác nhận số dư tiền gửi và sổ saoy công chứng và bạn sẽ phải đóng phí cho khoản này, thông thường phí khoảng 121.000đ – 200.000đ tùy từng ngân hàng, có ngân hàng miễn phí nếu nằm trong chương trình khuyến mại nào đó…

– Phí mượn sổ gốc: Khi nộp hồ sơ vào Đại sứ quán, bạn cần mượn sổ gốc để nộp vào ĐSQ. Tùy từng ngân hàng, có ngân hàng cho bạn mượn sổ gốc và bạn tự cầm đến ĐSQ nộp, có ngân hàng thì không cho bạn cầm trực tiếp mà ngân hàng sẽ cử cán bộ ngân hàng cùng bạn đến ĐSQ nộp nhằm quản lý
được sổ tiết kiệm được dùng đúng mục đích. Và thường bạn phải trả phí để ngân hàng cho bạn mượn sổ. Thường phí mượn sổ khoảng 110.000đ –200.000đ/1 lần mượn sổ.

– Tiền đặt cọc mượn sổ: Trong trường hợp bạn mượn sổ gốc, cán bộ ngân hàng ko cùng bạn ra ĐSQ nộp thì ngân hàng sẽ yêu cầu bạn phải đặt cọc 1 số tiền nhất định để được mượn sổ, số tiền đặt cọc này tối thiểu = 1 tháng lãi vay bạn phải trả. Sau khi bạn trả sổ gốc lại cho ngân hàng, ngân hàng sẽ trả lại khoản tiền này cho bạn.

* Cách 2: Thuê sổ nếu không kịp hay còn gọi là làm sổ lùi ngày:

Vì 1 lý do nào đó bạn không kịp nuôi sổ mà nhà bạn cũng không đủ tiền để mua thì bạn có thể đi thuê sổ. Tại sao lại nói là đi thuê mà không phải là đi vay?Vì sổ tiết kiệm cũng được coi là 1 loại tài sản và bạn chỉ có thể thuê lại sổ tiết kiệm từ các cá nhân (người đã gửi tiền ở ngân hàng từ trước đó với số tiền và khoảng t/g đã gửi như mình yêu cầu), ngân hàng không cung cấp dịch vụ cho thuê này. Vì hoàn toàn là thỏa thuận giữa các cá nhân với nhau, nên giá cho thuê sổ mỗi nơi cũng khác nhau rất nhiều, nhưng thông thường phí đi thuê sổ sẽ cao hơn rất nhiều so với đi vay nuôi sổ vì các lý do sau:

– Chi phí thời gian cao và rủi ro thị trường: 6 tháng nuôi sổ là cả 1 khoảng thời gian dài. Những người nuôi sổ với mục đích cho thuê sổ bị om vốn trong 6 tháng liền, mà chưa biết là 6 tháng sau có chắc chắn có khách thuê sổ hay không? Không có khách thuê là họ lỗ vốn rồi.

-Chi phí đi vay: Thường thì những người cho thuê sổ sẽ đi vay tiền để có tiền nuôi sổ cho các bạn thuê. Giống như kiểu muốn mở dịch vụ cho thuê ô tô thì các bạn phải mua ô tô về để có cái mà cho thuê í.Và họ cũng phải trả lãi tiền đi vay để có tiền mà nuôi sổ rồi

Leave Comments

0899106710
0899106710